Mục lục
1. Máy in hết mực là gì?2. Dấu hiệu nhận biết máy in hết mực
3. Hướng dẫn thay mực máy in đúng chuẩn
Máy in hết mực nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy, thậm chí có thể khiến máy in bị hỏng. Vậy, máy in báo hết mực phải làm sao? Dấu hiệu nào giúp nhận biết máy in hết mực và cách xử lý “khôn ngoan” để công việc không bị gián đoạn?
Bài viết dưới đây, Huỳnh Gia sẽ giúp bạn chỉ ra những dấu hiệu máy in hết mực và cách kiểm tra máy in hết mực an toàn.
Máy in hết mực
Máy in hết mực là gì?
Máy in hết mực là khi máy đã in hết lượng mực còn trong hộp mực, lúc này máy in ra sẽ bị mờ bản in (mờ ở giữa trang in hoặc máy sẽ báo lỗi đèn “toner low”) nhằm cảnh báo, nhắc nhở người dùng nên có biện pháp thay mới mực.
Có thể hiểu, trong thiết bị máy in toner có nghĩa là hộp mực, do đó khi trên thiết bị máy in báo toner low có nghĩa là máy in sắp hết mực, người dùng cần phải đổ thêm hoặc thay hộp mực mới.
Máy in hết mực sẽ xuất hiện chữ mờ
Vậy, dấu hiệu máy in hết mực như thế nào? Hãy cùng giải đáp thắc mắc dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết máy in hết mực
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết máy in hết mực, cụ thể:
1. Dựa vào bản in => Máy in đã bị hết mực hay chưa?
Dấu hiệu nhận biết dựa vào bản in là cách dễ nhất mà bạn có thể tự kiểm chứng để đưa ra kết luận máy in đã hết mực hay gặp phải vấn đề nào khác ngoài hết mực hay không? Tuy nhiên, cách nhận biết này chỉ áp dụng đối với một số thương hiệu như: HP, Samsung, Xerox, Canon,... bởi vì các dòng máy này đa phần khi gần hết mực, bản in sẽ xuất hiện nhiều vệt trắng ở mép tờ giấy hoặc tạo thành những vệt trắng dọc liên tục không đều nhau.
Một số trường hợp thì xuất hiện vệt trắng chạy dọc bản in, giữa bản in và có một số trường hợp nằm ở bên trái hoặc bên phải tờ giấy in.
Vệt trắng chạy dọc bản in, giữa bản in và có một số trường hợp nằm ở bên trái hoặc bên phải tờ giấy in
2. Cách nhận biết máy in hết mực thông qua đèn báo trên máy in
Hiện nay, một số dòng máy in mới có trang bị thêm tính năng thông báo hết mực qua đèn báo tích hợp, chẳng hạn in brother dòng HL như HL-2130, HL-2366, HL-2360, HP 2015, HP 2055, máy in canon 3300,… cũng có chức năng này.
Nhận biết máy in sắp hết thông qua đèn báo
3. Nhận biết máy in hết mực trên màn hình máy tính
Khi đặt lệnh in, máy in sẽ phát ra cảnh báo khi máy “đòi mực” để tiếp tục hoạt động Tuy nhiên, bạn cần phải cài đặt thông báo vì không phải máy nào cũng đều sẽ tự động phát ra thông báo. Đa phần thông báo hết mực sẽ hiển thị rõ ràng và trực quan nên rất dễ hiểu, giúp người dùng chú ý ngay lập tức.
4. Đọc cảnh bảo trên màn hình LCD của máy in
Đọc cảnh báo trên màn hình hiển thị LCD được áp dụng cho một số máy in như Toner empty, Toner low, Replace toner, Replace toner cartridge, toner exhausted,... dựa vào đó để biết được máy in gần hết mực. Một số máy in như Samsung 2020, Samsung 2070 có thể cài đặt hiển thị khi mực gần hết khoảng 10, 20 hoặc 30%.
5. Dựa vào lượng giấy đã in để ước lượng mực in còn hay hết
Thông thường, nhà sản xuất sẽ quy định mức tiêu chuẩn cho hộp mực máy in là in được bao nhiêu bản với độ phủ mực 5%. Dựa vào đó, bạn có thể ước lượng số bản in đã in được, tùy vào nhu cầu in nhiều hay ít để điều chỉnh lượng mực sao cho phù hợp nhất.
Cách này sẽ áp dụng cho máy in không có hiển thị trên LCD và trên màn hình máy tính hoặc đèn báo, chẳng hạn máy in Canon 2900 với độ phủ mực 5%, có thể in được tối đa là 1500 bản in (3 ram).
6. Thông số của hộp mực nhà sản xuất đưa ra
Tùy thuộc vào mỗi dòng máy in mà tiêu chuẩn của hộp mực sẽ khác nhau, có loại hộp mực chỉ in được khoảng 500 – 800 bản, một số hộp mực in số lượng cao hơn gấp 3 lần tới 1500 bản, 2000 bản in hoặc có thể nhiều hơn như máy in A3 là 6000 bản in A4. Vì vậy, tùy theo thông số mỗi loại mực in mà lựa chọn mua phù hợp theo nhu cầu.
7. Căn cứ vào trọng lượng hộp mực khi cầm trên tay
Việc xác định thủ công bằng cách ước lượng trọng lượng của hộp mực chỉ hiệu quả với những kỹ thuật viên kinh nghiệm lâu năm. Họ có thể cầm hộp mực trên tay là đã biết được tình trạng bên trong đã hết, gần hết hay chưa?
Cách nhận biết máy in hết mực này không thể áp dụng chính xác hoàn toàn được vì các dòng máy in như canon 3300, 2900, hp400, xerox 3210, samsung 4623,… lượng mực thải chứa được rất nhiều nếu không bỏ số mực ra sau khoảng 2 – 3 lần đổ thì trọng lượng hộp mực sẽ rất nặng (chẳng hạn như Canon LBP 2900).
8. Kiểm tra lượng mực bằng cách in một bản thông báo mực
Với các dòng máy in Brother, Xerox hoặc Samsung thì chỉ cần biết thao tác in ra một bản printer setting report nó sẽ cho bạn biết lượng mực ở bên trong hộp còn khoảng bao nhiêu %, tình trạng trống đã in được bao nhiêu bản, tổng số bản in, photocopy,...
9. Một số chức năng in không hoạt động
Trên các máy in phun màu, khi hết mực in hoặc mực in ở mức thấp thì một số chức năng in sẽ không hoạt động. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy kiểm tra lượng mực in và tiến hành thay mới.
Hướng dẫn thay mực máy in đúng chuẩn
Cách thay mực in đúng chuẩn, cụ thể:
Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị dụng cụ chính là bước đầu tiên để tiến hành thay mực máy in. Các dụng cụ bao gồm:
- 1 chiếc kìm đầu nhọn để gắp linh kiện và ốc vít.
- 1 chiếc tua vít loại 2 cạnh và 4 cạnh để tháo ốc ra khỏi hộp mực.
- 1 hộp nhựa dùng để đựng ốc vít.
- 1 móc hay dùi đều được để tháo chốt 2 đầu hộp mực.
- 1 chiếc khăn hay giấy mềm để lau chùi sạch sẽ linh kiện.
- 1 lọ mực in cần thay.
- 1 chiếc phễu để đổ mực in.
- 1 chiếc chổi sơn.
- 1 quả xịt hơi để xịt lượng mực còn lưu lại trên hộp mực và các linh kiện trong lúc nạp mực.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như: hộp nhựa, chổi sơn,...
Các bước thực hiện
Bước 1: Tháo hộp mực để đổ máy in
Lấy tua vít loại 4 cạnh tháo ốc bên phía bánh răng và gỡ nắp ốp bảo vệ bánh răng trống sau đó để sang một góc, có thể dùng nắp hộp mực để đựng để tránh thất lạc.
Tiến hành tháo hộp mực
Bước 2: Tách hai bộ phận của hộp mực ra riêng biệt
Ở bước này, cầm hộp mực sao cho đầu bánh răng hướng về phía mình, sau đó ngửa mặt trống lên trên là được. Khi đó, bạn dùng tay trái để cầm bên trống và tay phải cầm bên hộp mực và mở nhẹ nhàng, kéo tay phải từ từ về phía sau. Vậy là 2 bộ phận khay chứa mực thải gồm trống và trục cao su đã được tách rời khỏi khay chứa mực (trục từ).
Tách hai bộ phận của hộp mực ra
Bước 3: Đào thải mực cũ và nạp mực mới
Tiếp đến, bạn cần tháo vít của mặt không chứa bánh răng rồi nhấc trục từ ra. Lúc này hãy dùng khăn giấy/khăn mềm lau chùi sạch sẽ trục từ, sau đó đổ mực vào khay chứa mực đúng mức và đừng tràn ra ngoài.
Các bộ phận trên hộp mực
Bước 4: Lưu ý khi đổ mực tại nhà
Sau khi đã nạp mực và lắp lại trục từ, lúc này hãy tháo trống, trục cao su và gạt mực thải để làm sạch cũng như bỏ mực thải đi. Lưu ý, không cầm trực tiếp vào trống và trục cao su, chỉ cần vệ sinh bên ngoài để tránh tình trạng vân tay của bạn sẽ xuất hiện trong bản in.
Bước 5: Lắp lại hộp mực và kiểm tra
Cuối cùng, lắp lại hộp mực như ban đầu và tiến hành kiểm tra là có thể sử dụng.
>> Xem thêm: Cách in màu, Cách sửa lỗi máy in bị mờ, cách in 2 mặt máy in canon 2900
Với những thông tin về cách nhận biết máy in hết mực đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Đừng quên liên hệ với Huỳnh Gia để được tư vấn chi tiết nếu bạn đang gặp khó hoặc đang có ý định mua máy in.